Tác hại khi trẻ nghiện điện thoại thông minh đã được đưa ra bàn luận rất nhiều. Cha mẹ cần hiểu rõ về những nguy hại đó đối với con em mình để có biện pháp phòng ngừa từ sớm. Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây của Bii Mart.
Tác hại khi trẻ nghiện điện thoại thông minh
Khi trẻ nghiện điện thoại thông minh và thường xuyên xem điện thoại thì sẽ gây ra những tác hại đáng chú ý. Đó là:
Giảm sút khả năng học tập
Nếu như sử dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ cho học tập là điều rất tốt. Tuy nhiên, chơi game, lướt web hay giải trí quá nhiều bằng điện thoại sẽ khiến cho việc học tập bị ảnh hưởng rất nhiều. Bé sẽ không tập trung, không còn hứng thú với bài tập. Khả năng hiểu bài, làm bài ngày càng kém đi.
Xem điện thoại quá nhiều sẽ tăng nguy cơ béo phì
Khi trẻ đã có đam mê với điện thoại thông minh thì không còn hứng thú với các hoạt động thể chất ngoài trời nữa. Việc sử dụng điện thoại quá nhiều khiến trẻ ngồi một chỗ quá lâu làm tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ, lệch cổ, vẹo cột sống từ sớm khi trẻ nghiện điện thoại.
Tác hại khi trẻ nghiện điện thoại thông minh: Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của trẻ
Đây là một trong những tác hại nguy hiểm khi trẻ nghiện điện thoại thông minh. Hầu hết các bé đều bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và tinh thần. Theo đó, trẻ dán mắt hàng ngày vào điện thoại sẽ không còn thích thú với những thay đổi của cuộc sống ngoài kia. Lâu dần, trẻ sẽ tách biệt với mọi người mà chỉ kiếm thú vui trên những video vô bổ trên mạng.
Trường hợp trẻ sử dụng điện thoại và không được cha mẹ giám sát. Từ đó rất dễ tìm đến những nội dung bạo lực hoặc khiêu dâm. Khi xem quá nhiều sẽ khiến khả năng học tập suy giảm. Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng dẫn đến tổn thương về mặt tâm lý.
Tác hại khi trẻ nghiện điện thoại thông minh: Khả năng ngôn ngữ hạn chế
Nhiều bậc cha mẹ vì muốn cho con ăn nhanh hơn nên đã sử dụng điện thoại khiến trẻ bị phụ thuộc vào nó. Vì thế, bé sẽ không còn hứng thú với thế giới xung quanh. Và chỉ thu mình vào thế giới điện thoại của riêng mình. Do đó, khả năng diễn đạt của bé sẽ rất hạn chế khi đến tuổi đi học.
Trẻ nghiện điện thoại rất dễ mắc phải các vấn đề về mắt
Các trò chơi, video trên điện thoại thông minh có nhiều vô kể nên trẻ khó có thể rời mắt. Việc nhìn quá lâu vào màn hình điện tử sẽ khiến cho bức xạ hoặc ánh sáng xanh làm ảnh hưởng đến đôi mắt của trẻ. Vì thế, trẻ rất dễ mắc phải các tật về mắt. Cụ thể như: Cận thị, loạn thị, khô mắt, nhức mỏi mắt, giảm thị lực…
Nghiện điện thoại dễ ảnh hưởng đến thần kinh và não bộ
Việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ sẽ khiến cho não bộ bị nhiễm lượng lớn bức xạ điện từ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ xem điện thoại nhiều có vỏ não bị mỏng hơn so với trẻ bình thường khác. Vì thế, tốt nhất là không nên cho trẻ xem điện thoại từ nhỏ. Thay vào đó hãy để bé được tự do khám phá thế giới xung quanh và phát triển toàn diện hơn.
Nên cho trẻ xem điện thoại khoa học
Tuy rằng tác hại khi trẻ nghiện điện thoại thông minh là rất nhiều. Thế nhưng, nếu cho trẻ xem đúng cách thì sẽ mang lại một số lợi ích nhất định. Tri thức trên điện thoại là bao la, vô tận. Ở đó có thể giúp bé sáng tạo, chinh phục được điều mà chưa chắc cha mẹ đã làm được. Do đó, để cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh có hiệu quả thì cha mẹ cần áp dụng như sau:
- Cha mẹ cần kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại thông minh của trẻ nhỏ. Đơn giản nhất là ở bên cạnh con. Đối với những video xấu mang tính bạo lực, hành vi nguy hiểm thì tuyệt đối không cho con xem.
- Đối với trẻ trên 6 tuổi, bạn cần hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên cho con xem khoảng 1 giờ đồng hồ để giải trí. Nếu xem quá nhiều sẽ khiến khả năng tiếp thu bài trên lớp giảm. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì,…
- Không nên cho con làm quen với điện thoại quá sớm. Theo nhiều nghiên cứu, thời điểm thích hợp nhất đó chính là giai đoạn bé đi mẫu giáo. Tránh mở điện thoại cho bé khi ăn cơm sẽ hình thành thói quen xấu. Và điều này cũng không tốt cho sức khỏe.
- Khi trẻ đã dần lớn và biết nhận thức thì cha mẹ có thể để con tự chọn những gì con muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải trao đổi và hướng dẫn cách con sử dụng điện thoại thông minh an toàn và hiệu quả.
- Cha mẹ cần là tấm gương để con noi theo. Nếu cha mẹ chơi với con nhiều hơn thì tự dưng con sẽ từ bỏ điện thoại. Từ đó dần thích thú khám phá thế giới xung quanh.
Trên đây là những phân tích chi tiết về tác hại khi trẻ nghiện điện thoại thông minh mà cha mẹ cần biết. Hy vọng chia sẻ trên của Biimart sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh. Từ đó bạn có thể áp dụng một cách khoa học trong chiến lược nuôi dạy con phát triển toàn diện và an toàn.
Cập Nhật Lúc: 18:18, 24/12/2022