8+ Cách Phạt Con Thông Minh Không Tổn Thương Trẻ Hay

Cách phạt con thông minh để không làm tổn thương và ảnh hưởng đến tâm lý là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây của Biimart sẽ đưa ra một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

Phạt con không đúng cách gây ra tác hại như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ con sẽ gây ra những lỗi lầm. Và hầu như các bậc phụ huynh đều dạy con bằng cách phạt. Ví dụ như: Trẻ không nghe lời, làm hỏng một món đồ nào đó, không lễ phép với người lớn…

Các cách phạt con của người lớn như: La mắng, dùng đòn roi… Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần còn non nớt của trẻ. Cách dạy con như vậy sẽ làm cho tâm lý của con trẻ dễ hoang mang. Trẻ sẽ không biết vì sao bố mẹ lại làm thế với mình.

Phạt con không đúng cách gây ra tác hại lớn đến trẻ

Phạt con không đúng cách gây ra tác hại lớn đến trẻ

Lâu dần cách phạt này sẽ khiến trẻ luôn sợ hãi mỗi khi mắc lỗi hoặc trở nên trơ lì không còn biết sợ là gì nữa. Thậm chí, chúng sẽ nghĩ rằng chỉ cần dùng bạo lực là có thể giải quyết được tất cả mọi việc nhanh chóng. Chính điều này đã hình thành nên nhân cách xấu cho trẻ. Sau này lớn lên lại càng khó có thể giáo dục hơn.

Cách phạt con thông minh mà không làm tổn thương trẻ

Có rất nhiều cách phạt con thông minh mà không làm tổn thương trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp như sau:

Nếu đã nói thì phải thực hiện

Nếu cha mẹ chỉ dọa nạt con cho có mà không thực hiện như những gì mình nói thì trẻ sẽ không còn sợ nữa. Lâu dần, trẻ không còn biết xác định như nào là đúng, là sai để hình thành nên tính cách chuẩn mực.

Cách phạt con thông minh không làm tổn thương trẻ

Cách phạt con thông minh không làm tổn thương trẻ

Không nên phạt khi lỗi của trẻ không có ý xấu

Trẻ nhỏ thường thích làm việc để người lớn quan tâm, khen ngợi. Và chúng muốn khám phá thế giới xung quanh mình. Trong những lúc như vậy trẻ rất dễ gặp phải tai nạn không mong muốn. Thay vì trách mắng, phạt con thì bố mẹ hãy lắng nghe những lời bé nói. Nếu con ngã, hãy để con tự đứng dậy và đi tiếp. Như vậy con tự biết mình cần phải làm như thế nào sau những lần vấp ngã đó.

Nếu không ai nhận lỗi, hãy phạt tất cả

Khi các con đang chơi với nhau nhưng có vấn đề nào đó xảy ra mà không ai nhận lỗi thì tốt nhất bạn nên phạt tất cả. Không nên chỉ bênh vực em mà phạt anh cũng như dung túng cho lỗi lầm của em để tránh làm tổn thương bất kỳ đứa trẻ nào. Nếu bị gánh tội mà không phải lỗi của mình thì đứa trẻ đó sẽ rất ấm ức mà có thể khiến tâm lý của con bị ảnh hưởng không tốt.

Nếu không ai nhận lỗi, hãy phạt tất cả 

Nếu không ai nhận lỗi, hãy phạt tất cả

Không nên phạt con theo cảm tính

Trẻ con không chỉ hiếu động mà còn rất vô tư. Đôi khi chúng ham vui mà không để ý đến lời của người lớn hoặc không vâng lời. Điều này làm cho nhiều bậc làm cha mẹ cảm thấy khó chịu, tức tối và đánh mắng con xối xả.

Tuy nhiên, khi nuôi dạy trẻ bố mẹ hãy thực sự kiên nhẫn và kìm nén cảm xúc của mình. Không nên mắng con quá nhiều mà hãy phân tích để con biết mình sai ở đâu và khắc phục ở những lần sau đó. Đây là một trong các cách phạt con thông minh mà cha mẹ nên biết.

Không phạt con ở nơi công cộng – top những cách phạt con thông minh

Khi phạt con ở nơi công cộng có sự góp mặt của nhiều người sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ. Nhiều lần làm như vậy sẽ khiến tính cách của con trở nên thụ động hơn. Trẻ sẽ hình thành thói quen phải dựa dẫm vào người khác.

Nên Xem  Vì Sao Nên Áp Dụng Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Của Người Nhật

Không phạt con bằng từ ngữ tiêu cực

Trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc nếu cha mẹ phạt con bằng việc sử dụng các ngôn từ tiêu cực, mỉa mai. Có những đứa trẻ rất dễ bị tổn thương và chạm vào lòng tự trọng sẽ ghi nhớ điều đó. Dần dần chúng sẽ thể hiện những hành động sai trái ngày càng nhiều mà việc dạy dỗ của bạn sẽ càng bế tắc hơn.

Thay vào đó, bạn hãy đề nghị con sửa sai. Đồng thời hãy sử dụng từ ngữ trung lập không chê cũng không khen. Điều này sẽ giúp con biết được sai lầm của mình và không tái phạm nữa.

Đưa ra hình phạt phù hợp với từng lứa tuổi

Mỗi khi đưa ra hình phạt nào đó với con trẻ thì bạn nên áp dụng công bằng. Và hình phạt này phải phù hợp với từng độ tuổi. Không nên áp đặt và bắt con phải làm những việc quá sức hoặc gây nguy hiểm đến trẻ.

Đưa ra hình phạt phù hợp với từng lứa tuổi

Đưa ra hình phạt phù hợp với từng lứa tuổi

Thường thì trẻ con chỉ muốn bố mẹ quan tâm và làm việc để được người lớn khen. Do đó, khi nuôi dạy con, bạn nên kiên trì và nhẫn nại ngay cả khi con phạm phải sai lầm. Nếu là nỗi nhỏ có thể bỏ qua thì nên nhỏ nhẹ với con. Còn lỗi lớn hơn thì cần phân tích cho con hiểu. Sau đó, là đưa ra hình phạt phù hợp. Ví dụ: Trẻ trong độ tuổi 3 – 4 tuổi khi không vâng lời có thể cho đứng góc nhà.

Ngoài ra, bạn có thể phạt con tùy theo sở thích của chúng. Chẳng hạn, con thích xem tivi thì hãy phạt con không được xem 1 tuần. Một khi đã áp dụng hình phạt thì bạn cần thực hiện nghiêm khắc để trẻ nhất định phải nghe theo.

Nên Xem  10+ Tác Hại Khi Trẻ Nghiện Điện Thoại Không Nên Xem Nhẹ

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về các cách phạt con thông minh. Cha mẹ hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu để cùng con bước đi thật vững chắc trên mọi chặng đường mà không làm tổn thương trẻ.

Cập Nhật Lúc: 18:16, 24/12/2022

Đánh giá bài viết

Mai Bảo Trâm

Mai Bảo Trâm (Founder của Biimart) là chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, Kinh Doanh. Cô có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng review, thẩm định chất lượng sản phẩm nội thất, nhà bếp, làm đẹp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Biimart
Logo
Shopping cart