Nguyên nhân bé bị trớ hay ọc sữa luôn là mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ. Điều này khiến cho nhiều mẹ cảm thấy hoang mang và lo lắng cho sức khỏe của con bị suy giảm. Từ đó xuất hiện nhiều bệnh hơn. Vậy để chữa trị kịp thời, các mẹ trước tiên phải tìm hiểu xem nguyên nhân kĩ càng. Từ đó mới tìm ra những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bé. Các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của Biimart.net để có cách chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất nhé!
Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có cấu tạo nhỏ
Bình thường dạ dày của chúng ta sẽ có cấu tạo dọc chiều từ trên xuống dưới. Nhưng dạ dày của trẻ sơ sinh lại có cấu tạo nằm ngang và ở vị trí cao hơn thông thường. Ngoài việc dạ dày của trẻ nhỏ nên chứa được lượng sữa ít. Sự hoạt động của dạ dày cũng chưa ổn định của dạ dày cũng gây nên tình trạng ọc sữa ở trẻ.
Thêm vào đó, sự co thắt yếu giữa thực quản và dạ dày cũng là nguyên nhân trẻ bị trớ hay ọc sữa. Vì thế, các mẹ nên tìm hiểu các cách để hạn chế tình trạng ọc sữa. Đến khi nào dạ dày của trẻ chuyển về hướng dọc thì mới thuyên giảm. Và mẹ cũng không cần quá lo lắng vì thông thường dạ dày của bé sẽ trở về vị trí dọc vào khoảng từ 9-12 tháng tuổi.
Nguyên nhân bé bị trớ hay ọc sữa do bú quá no
Do kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh rất bé. Thế nên mỗi lần bé bú chỉ được từ 15-22 ml sữa đã thấy no. Vì bé ăn được ít nên sẽ khiến nhiều mẹ lo lắng con mình sẽ đói và cố gắng cho con bú nhiều hơn. Điều này khiến cho dạ dày của bé bị đầy và quá tải, không kịp tiêu hóa.
Đồng thời, do lượng sữa chứa trong dạ dày quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn khiến cơ thắt mở rộng làm cho sữa trào lên thực quản. Đây cũng là một trong những sai sót của nhiều mẹ. Nhất là khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức trong quá trình chăm con.
Nguyên nhân bé bị trớ hay ọc sữa do hệ tiêu hóa bị dị dạng
Khi tình trạng ọc sữa hoặc nôn trớ của trẻ ngày một trở nặng và xảy ra thường xuyên thì có thể nguyên nhân là do bẩm sinh. Lúc này, các mẹ nên đặc biệt chú ý kĩ về một trong những dấu hiệu dưới đây.
- Teo thực quản: là tình trạng lòng thực quản bị hẹp khiến cho sữa không thể đi xuống được dạ dày. Điều này khiến cho trẻ dễ bị sặc hoặc ọc sữa. Đây cũng thường là dị tật phổ biến và được phát hiện sớm ở trẻ. Các mẹ nên lưu ý đến điều này khi nhận thấy tình trạng ọc sữa ở bé không thuyên giảm.
- Phì đại cơ môn vị: Môn vị là phần nối liền giữa dạ dày và ruột non. Khi cơ vòng của môn vị bị phì lên và có kích cỡ to hơn bình thường. Điều này sẽ làm cho lượng sữa ở dạ dày không thể tiêu hóa được và bị giữ lại ở đây. Dần dần lượng sữa ngày càng tích tụ nhiều ở dạ dày. Áp lực lớn cũng được tạo ra, khiến cho sữa bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng ọc sữa sẽ xuất hiện.
Do một số nguyên nhân khách quan
- Nhiều mẹ chưa tìm hiểu kỹ về các cách ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ sơ sinh. Từ đó dẫn đến việc chăm sóc con sai cách. Qua đó khiến cho sức khỏe của trẻ ngày càng suy giảm.
- Nguyên nhân tiếp theo có thể là do mẹ quấn tã quá chặt ở vị trí quanh vùng bụng. Do đó khiến cho việc tiêu hóa của trẻ trở nên khó khăn hơn và tạo ra tình trạng chèn ép lên dạ dày. Vì thế lượng sữa sẽ dễ trào lên hơn.
- Mẹ đặt bé nằm ngay sau khi cho bú no cũng làm cho bé dễ bị ọc sữa.
- Mẹ cho bé bú không đúng tư thế hoặc bế bé sai cách. Nó khiến cho bé hít nhiều khí vào dạ dày và cũng dẫn đến tình trạng ọc sữa.
Trẻ bị ọc sữa do một số bệnh khác
Nếu như mẹ để ý thấy bé có một trong các dấu hiệu sau khi được cho bú thì nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn:
- Khi trẻ đột nhiên ói khi đang bú và bỗng nhiên khóc thét lên. Theo đó là biểu hiện ưỡn bụng hoặc bụng có trạng thái phồng lên. Lúc này có thể trẻ bị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: tắc ruột, lồng ruột,… Hay gặp những tình trạng này khi trẻ được 3 tháng tuổi.
- Trẻ thường xuyên bị ọc sữa kèm theo một số triệu chứng khác. Nổi bật nhất là vặn mình, giật mình, co giật, khóc quấy vào ban đêm. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu canxi. Lúc này mẹ cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi cho bé.
Nguyên nhân bé bị trớ hay ọc sữa do mắc bệnh về não
Nghe có vẻ lạ nhưng các bệnh về não cũng là nguyên nhân bé bị trớ hay ọc sữa. Cụ thể như viêm màng não do các loại virus xâm nhập hoặc xuất huyết não do thiếu vitamin K. Nó có thể gây ra tình trạng ọc sữa hoặc nôn trớ ở trẻ thường xuyên.
Do trẻ mắc các bệnh có liên quan đến đường hô hấp
Khi bé bị viêm đường hô hấp, bé sẽ phải ho nhiều để đẩy dịch tiết ứ đọng ở phổi ra ngoài. Điều này tạo nên áp lực lớn lên vùng bụng và dạ dày. Từ đó khiến cho cơ thắt bị mở rộng. Lượng sữa trong dạ dày dễ bị trào lên thực quản. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm tăng cân và sức đề kháng kém.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân bé bị trớ hay ọc sữa. Hy vọng với những chia sẻ của Bii Mart sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc con mình tốt hơn!
Cập Nhật Lúc: 18:24, 24/12/2022