Top 5 Máy Trợ Giảng Không Dây Tốt Nhất Hiện Nay

Như các bạn đã biết, máy trợ giảng không dây hiện nay đã rất thân thuộc với nhiều người. Đặc biệt là người làm nghề giáo như mẫu non, cấp 1, cấp 2, cấp 3, và cả giảng viên đại học. Có thể nói, máy trợ giảng đã dần được phổ biến hơn trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta lại rơi vào một vấn đề lớn đó là không biết lựa chọn máy trợ giảng nào tốt. Chọn thế nào để có sự phù hợp với từng tính chất công việc của bản thân. Vì vậy, thông qua bài viết này Bii Mart sẽ giới thiệu với các bạn những máy trợ giảng tốt nhất hiện nay.

Máy trợ giảng không dây là thiết bị như thế nào?

Về nguyên lý hoạt động

Máy trợ giảng không dây là thiết bị khuếch đại âm thanh. Nó hoạt động thông qua micro được gắn trên tai hoặc áo và truyền đến loa. Với nguyên lý hoạt động này giúp người nói truyền tải thông điệp đến đám đông sẽ không cần phải nói to. Ngược lại âm thanh của người nói dù mức nhỏ vẫn sẽ được ghi lại và khuếch đại thông qua loa.

Cấu tạo của máy trợ giảng

  • Loa: dùng để khuếch đại âm thanh
  • Micro dùng để ghi lại lời nói. Hện nay micro bổ trợ cho máy trợ giảng không dây có ba loại. Bao gồm: micro cài lên tai, micro cầm tay và micro cài lên áo.
  • Bộ thu phát sóng: thu và xử lý âm thanh truyền đến loa.

Phân loại máy trợ giảng không dây

Máy trợ giảng có hai loại: loại không dây và có dây.

  • Đối với máy trợ giảng có dây thường sẽ có một cổng kết nối để chúng ta cắm trực tiếp giữa micro và loa. Thường micro của máy trợ giảng có dây sẽ có phần bao quanh phần tai. Và trong quá trình hoạt động, người sử dụng thường phải đeo phần loa vào người.
  • Riêng với máy không dây thì không cần phải làm điều này. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy trợ giảng không dây khác nhau từ nhỏ đến lớn và đáp ứng được cho nhiều nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Nên Xem  Top 5 Gối Massage Hồng Ngoại Tốt, Bền Nhất 2023

Đối tượng sử dụng

đối tượng sử dụng máy trợ giảng

Những ai dùng máy trợ giảng

Máy trợ giảng thường được dùng trong giáo dục, bổ trợ giáo viên trong việc khuếch đại âm lượng lời nói, giúp học sinh nghe bài giảng rõ ràng, không cần giáo viên phải nói to. Ngoài ra, máy trợ giảng còn hay được sử dụng trong những cuộc họp đông người khi có một bài thuyết trình nào đó,…

Tiêu chí lựa chọn máy trợ giảng không dây tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dòng máy trợ giảng không dây khác nhau, vì vậy việc lựa chọn máy trợ giảng không dây phù hợp với chúng ta cần dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau.

Tiêu chí đầu tiên: thiết kế và kiểu dáng

Tùy vào sở thích của từng người chúng ta sẽ lựa chọn kiểu dáng sao cho phù hợp với bản thân. Có người sẽ ưa thích kiểu không dây và kiểu mic vòng quanh tai. Có người thì sẽ ưa thích kiểu có dây hoặc mic cài áo,… chính vì vậy, trước khi lựa chọn máy trợ giảng cho mình, người mua nên tham khảo và tìm trước những mẫu thiết kế phù hợp.

Tiêu chí thứ hai: dựa trên chất liệu

cách chọn mua máy trợ giảng

Cách chọn mua máy trợ giảng

Để máy trợ giảng sử dụng bền theo thời gian, không nhanh hư, bạn nên lựa chọn những dòng máy trợ giảng có chất liệu thừ nhựa ABS, PC hay thép không gỉ. Các chất liệu này giúp kéo dài tuổi thọ của máy.

Tiêu chí thứ ba: dựa trên công suất

Hầu như tất cả những loại máy trợ giảng có công suất càng cao thì chất lượng âm thanh càng tốt và ngược lại. Chính vì vậy, khi mua máy trợ giảng bạn cũng cần để ý tới công suất làm việc của máy. Tuy vậy, tùy vào môi trường làm việc, bạn cũng có thể lựa chọn mức công suất phù hợp.

Chẳng hạn, bạn mua máy trợ giảng nhằm đáp ứng cho môi trường nhiều người như phòng học (số lượng học sinh từ 20 trở lên) thì bạn nên cân nhắc mua những dòng máy có công suất lớn, âm thanh phát ra to hơn và ngược lại.

Tiêu chí thứ tư: dung lượng pin

Dung lượng pin là một tiêu chí quan trọng để chúng ta đánh giá hầu hết về chất lượng của các loại thiết bị điện tử trên thị trường hiện nay. Và máy trợ giảng cũng vậy.

Thông thường, những dòng máy trợ giảng có dung lượng pin từ 1000 đến 2500mAh sẽ có thời gian sử dụng lượng sử dụng từ 10 đến 20 giờ. Mức dung lượng này phù hợp để bạn thoải sử dụng mà không lo máy sẽ bị hết pin giữa chừng.

Tiêu chí thứ năm: giá của Micro trợ giảng

Hiện nay micro trên máy trợ giảng sẽ có giá thành từ 200 nghìn trở lên. Tùy vào giá thành mà chất lượng mic sẽ thay đổi. Nếu bạn cần làm việc thường xuyên với máy trợ giảng và có khả năng kinh tế thì có thể chọn mua những loại mic có giá thành cao, điều này kéo theo chất lượng cũng tốt.

Ngoài ra nếu công việc của bạn không cần phải sử dụng máy trợ giảng nhiều thì bạn có thể mua những loại mic có giá cả phù hợp với khả năng chi tiêu của mình.

Nên Xem  Tập Fitness Là Gì? Cách Tập Fitness Đúng và Có Hiệu Quả

Tiêu chí thứ sáu: chế độ bảo hành

Khi mua máy trợ giảng, bạn nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín để tránh mua phải máy dỏm. Ngoài ra việc lựa chọn thương hiệu cũng rất quan trọng. Những thương hiệu nổi tiếng thường sẽ có chế độ bảo hành hợp lý, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.

Nên mua máy trợ giảng không dây loại nào

1

Máy trợ giảng Takstar

Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể kết nối Máy trợ giảng Takstar dạng không dây và có dây vô cùng tiện lợi. Trong quá trình sử dụng, người nói không cần phải nói quá to nhưng âm thanh phát ra vẫn rõ ràng, không bị nhiễu hay ồn dù phải sử dụng ở không gian lớn. Máy cũng có thể sử dụng cho không gian có sức chứa đến 100 người nhờ khả năng khuếch đại giọng nói từ loa vô cùng tốt.

Thông số kỹ thuật

  • Kích thước loa: 108 * 88 * 37mm.
  • Dung lượng Pin: 2000 mAh
  • Có cổng cắm USB và thẻ nhớ
  • Có dây cắm micro và có thể kết nối không dây đến khoảng 80m
máy trợ giảng Takstar

Máy trợ giảng takstar E126

ƯU ĐIỂM:
  • Dung lượng pin lớn, cho phép sử dụng lên đến 10 – 15 giờ liên tục.
  • Có khả năng sử dụng để nghe nhạc thông qua kết nối với thẻ nhớ hay nghe đài FM.
  • Thiết kế của máy trợ giảng Takstar được đánh giá là nhỏ gọn, xinh xắn.
  • Phù hợp với đa dạng ngành nghề từ giáo viên, hướng dẫn viên du lịch hay phải nói chuyện ngoài trời.
  • Giá thành rẻ
NHƯỢC ĐIỂM:
  • Hiện nay, nhiều người cho rằng, chính vì máy trợ giảng Takstar có quá nhiều chức năng nên thời gian sử dụng không bền. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá chủ quan và chưa được xác thực.
2

Máy trợ giảng SHIDU

Với công suất lên đến 18w, máy trợ giảng không dây Shidu giúp âm thanh khuếch đại cho không gian rộng trong đường kính 60m. Nhờ đó, người sử dụng không cần phải nói quá to nhưng vẫn đảm bảo âm thanh được truyền đi to, không bị rè.

Thông số kỹ thuật

  • Kích thước loa : 9.8 * 8.8 * 4.3cm
  • Công suất loa: 18w
  • Dung lượng pin: 1200mAh
Máy trợ giảng Shidu

Máy trợ giảng Shidu SD-S613

ƯU ĐIỂM:
  • Máy vô cùng nhỏ gọn, chỉ như lòng bàn tay, vô cùng tiện dụng để có thể mang đi.
  • Dung lượng pin lớn, lên đến 1200mAh giúp máy có thể hoạt động lên đến 15 tiếng
  • khả năng sạc nhanh chỉ trong 4 tiếng, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.
  • Sử dụng kết nối không dây, có thể thông qua các cổng kết nối USB, AUX, TF card được bổ trợ trên máy.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh âm lượng to nhỏ dựa trên nút âm lượng được hỗ trợ trên loa.
  • Khi mua máy trợ giảng Shidu còn được kèm theo dây cắm sạc loa và dây cắm sạc mic.
  • Máy trợ giảng Shidu sử dụng công nghệ kết nối không dây và có khoảng cách kết nối lên đến 60m
NHƯỢC ĐIỂM:
  • Khi sạc pin bạn buộc phải sạc cho cả micro và loa. Điều này gây ra một số phiền phúc trong quá trình sử dụng.
3

Máy trợ giảng không dây Shuke

Thiết bị này được hỗ trợ 3 micro, bao gồm micro cầm tay, micro cài áo và micro đeo quanh tai. Đa dạng mic giúp người dùng có thể thay đổi cho từng môi trường phù hợp. Bạn có thể sử dụng micro cầm tay để hát karaoke.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết nối điện thoại với máy trợ giảng thông qua chức năng Bluetooth, phù hợp để phát file mp3 từ điện thoại trong quá trình giảng dạy. Công suất sử dụng 25w có thể giúp người sử dụng không cần nói quá lớn nhưng khi âm thanh từ giọng nói đến mic và khi phát ra vẫn to, rõ ràng, dù cho bạn đang ở không gian rộng đến 50m2.

Thông số kỹ thuật

  • Kích thước loa: 18 * 11 * 30cm
  • Công suất: 25w
  • Dung lượng pin: có thể sử dụng liên tục trong 6 giờ
  • Sử dụng kết nối không dây và có dây
  • Hỗ trợ đầu cắm bluetooth, USB, thẻ nhớ,…
Máy Trợ Giảng SHUKE

Máy Trợ Giảng SHUKE SK-290

ƯU ĐIỂM:
  • Kích thước tiện lợi, nhỏ gọn và có thể mang đi đến bất cứ đâu.
  • Dung lượng pin lớn, có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến 6 giờ
  • Thời gian cho mỗi lần sạc chỉ mất có 6 tiếng.
NHƯỢC ĐIỂM:
  • Thời gian sử dụng pin ít.
4

Máy trợ giảng Unizone

Như chúng ta đã biết, trong túi xách của các thầy cô hầu như phải mang theo rất nhiều đồ như giáo án, sách dạy,… Chính vì vậy một chiếc máy trợ giảng có kích thước nhỏ gọn như Unizone sẽ giúp giáo viên dễ dàng mang theo bên mình hơn.

Thời lượng sử dụng pin của máy trợ giảng Unizone có thể kéo dài lên đến 8 tiếng. Qua đó giúp bạn không lo lắng về thời gian sử dụng máy. Cũng không sợ đang nói mà bị ngắt quãng khi máy hết pin. Trong khi đó thời gian sạc pin của máy chỉ mất từ 2 đến 4 tiếng. Cùng với mức công suất 30W giúp người sử dụng không cần nói lớn nhưng vẫn đảm bảo rõ, to trong không gian rộng.

Thông số kỹ thuật

  • Kích thước: nhỏ gọn
  • Công suất: 30w
  • Dung lượng pin: 2600w
  • Sử dụng kết nối không dây
  • Có cổng kết nối USB, micro, line – in,…
Máy trợ giảng Unizone

Máy trợ giảng Unizone UZ-U2

ƯU ĐIỂM:
  • Ngoài ra, một điểm nổi trội và có khả năng cạnh tranh cao của máy trợ giảng Unizone chính là
  • Có thể điều chỉnh volume theo mong muốn của chúng ta. Tức là bạn có thể điều chỉnh âm lượng khi âm thanh khuếch đại ra loa theo đúng mong muốn.
  • Công suất 30w cho phép người dùng có thể sử dụng máy cho những không gian lớn. Hoặc những nơi có sức chứa gần 100 người.
  • Sử dụng thông qua kết nối không dây trên model UZ-U2. Điều này cho phép người dùng có thể sử dụng máy trong khoảng cách kết nối giữa máy và micro lên tới 20 đến 25m.
NHƯỢC ĐIỂM:
  • Dung lượng pin sử dụng của loa và Micro có phần chênh lệch. Loa có thời gian sử dụng lên đến 8 tiếng trong khi micro chỉ có 4 tiếng.
5

Máy trợ giảng không dây Aporo

Lớp vỏ bọc bảo vệ loa được làm từ kim loại nên có độ chắc chắn cao. Khi mang máy đi nhiều nơi, bạn không cần phải sợ máy bị va đập hay móp méo nữa. Đồng thời còn giúp kéo dài tuổi thọ của loa. Ngoài ra, cũng nhờ lớp bảo vệ này giúp cho âm thanh loa chân thực, ổn định.

Máy trợ giảng không dây Aporo được tích hợp những tính năng hiện đại. Cụ thể như kết nối Bluetooth 5.0, kết nối siêu nhanh và ổn định, thẻ nhớ đọc file mp3; hỗ trợ thẻ tới 32Gb, đài FM, tích hợp đầu cắm USB cho phép ghi âm và sao chép.

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: 11 * 8.7 * 3.5 cm
  • Trọng lượng: 260 gram
  • Công suất: 20w
  • Dung lượng pin: Lithium 7.4V / 2400mAh
  • Sử dụng kết nối không dây và ghi âm qua USB
  • Hỗ trợ ổ cắm USB, thẻ nhớ, bluetooth
máy trợ giảng không dây aporo

Máy trợ giảng không dây Aporo

ƯU ĐIỂM:
  • Thiết kế sang trọng, chắc chắn
  • Dung lượng Pin cao, chất liệu từ Lithium
  • Thời gian sử dụng pin liên tục trong 8 tiếng. Micro đạt thời gian sử dụng tối ưu đến 5 tiếng đồng hồ.
  • Kích thước của máy tương đối nhỏ, giúp dễ mang đi đến bất cứ đâu. Nó không tốn diện tích trong túi xách.
  • Công suất máy lớn, cho phép người dùng sử dụng ở những nơi có diện tích 50m2.
  • Máy được cải thiện âm thanh rõ ràng. Chất lượng âm thanh qua máy khuếch đại không bị rung, không rè hay nhiễu bởi những âm thanh khác.
NHƯỢC ĐIỂM:
  • Thời gian sạc lâu, có khi lên đến 6 tiếng.

Cách sử dụng máy trợ giảng không dây

Hướng dẫn cách dùng

Để sử dụng máy trợ giảng không dây rất đơn giản:

cách sử dụng máy trợ giảng không dây

Cách sử dụng máy trợ giảng không dây

  • Đầu tiên bạn cần bật Micro lên.
  • Vặn (bật) nút nguồn trên máy
  • Ngồi đợi để máy và Micro kết nối với nhau
  • Có thể thử âm thanh qua micro và điều chỉnh âm lượng sao cho phù hợp với không gian nói.

Nên Xem  Ấm Sắc Thuốc Bằng Điện Loại Nào Tốt? Review Ấm Sắc Thuốc Tốt

Các chức năng cơ bản của máy trợ giảng

Dù là máy trợ giảng thuộc thương hiệu nào thì trên máy vẫn có 5 chức năng chính. Bạn có thể sử dụng 5 chức năng này để phục vụ nhu cầu của mình.

  • Kết nối USB (thẻ card): Thông qua USB và thẻ nhớ giúp bạn định dạng và đọc các file ghi âm dưới dạng mp3. Bạn có thể sử dụng thẻ nhớ trắng và copy nội dung mp3 của mình vào trong. Sau đó cắm vào máy, lúc này máy sẽ tự nhận file và phát file đó.
  • Chức năng ghi âm: Để lưu lại bài giảng hay bài nói của mình để làm tài liệu sau này thì bạn có thể sử dụng chức năng này. Đầu tiên bạn cần cắm một chiếc USB vào trong máy. Sau khi máy đã nhận, bạn bấm vào nút “REC”. Lúc này máy sẽ bắt đầu hoạt động và thu lại âm thanh thông qua micro của bạn.
  • Nghe đài FM: bạn có thể mở đài FM thông qua một nút kết nối trên máy. Hiện nay ở một số máy còn bổ trợ thêm Ăng – ten, giúp bạn bắt được nhiều đài hơn.
  • Chức năng loa vi tính: Như trước thì các thầy cô phải xách thêm 1 cái loa đi kèm khi giảng dạy. Khi có máy trợ giảng, thầy cô có thể dùng chính máy này để khuếch đại âm thanh thay cho loa máy tính. Kết nối từ máy tính với loa bằng dây 3.5 hoặc bằng chức năng Bluetooth.
  • Chức năng Bluetooth: Chức năng này cho phép bạn kết nối với mọi thiết bị điện tử cũng có khả năng kết nối bluetooth. Bạn chỉ cần cấm vào nút khởi động bluetooth trên máy. Sau đó sử dụng thiết bị kết nối còn lại và chọn kết nối với máy và tiến hành phát âm thanh.

Chúng ta đều biết, máy trợ giảng không dây giúp ít rất nhiều cho những ai cần phải truyền đạt thông tin từ lời nói đến đám đông. Ngoài chức năng khuếch đại âm thanh, chúng ta không bị đau họng, nói khàn khi vừa nói nhiều lại phải nói to trước nhiều người. Trên đây là top những máy trợ giảng tốt nhất hiện nay. Mong rằng thông qua bài viết này của Biimart.net, bạn có thể tham khảo được loại máy phù hợp với nhu cầu và bản thân mình.

Cập Nhật Lúc: 22:08, 02/07/2022

Đánh giá bài viết

Mai Bảo Trâm

Mai Bảo Trâm (Founder của Biimart) là chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, Kinh Doanh. Cô có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng review, thẩm định chất lượng sản phẩm nội thất, nhà bếp, làm đẹp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Biimart
Logo
Shopping cart